Quy chuẩn Đạo đức ICF
Bộ Quy chuẩn đạo đức mô tả các giá trị cốt lõi của Liên đoàn Khai vấn Quốc tế (Giá trị cốt lõi ICF), các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức hành vi dành cho tất cả Chuyên gia khai vấn ICF (xem định nghĩa bên dưới). Việc đáp ứng các chuẩn mực đạo đức hành vi này được xem là tiêu chuẩn đầu tiên trong số các năng lực cốt lõi của ICF – “Thực hành đạo đức: hiểu rõ và áp dụng nhất quán các tiêu chuẩn đạo đức và chuẩn mực khai vấn.”
Bộ Quy chuẩn đạo đức này nhằm mục đích duy trì tính toàn vẹn, minh bạch của ICF và ngành khai vấn toàn cầu bằng việc:
- Xây dựng các chuẩn mực đạo đức tương thích với Giá trị Cốt lõi ICF và các nguyên tắc đạo đức.
- Định hướng đào tạo, hỗ trợ việc nhìn lại và ra quyết định với các vấn đề đạo đức.
- Đánh giá, giữ gìn các tiêu chuẩn khai vấn ICF thông qua Quy trình đánh giá hành vi đạo đức ICF (ECR)
- Cung cấp cơ sở cho việc đào tạo về đạo đức nghề nghiệp trong các chương trình đào tạo được ICF công nhận.
Bộ Quy tắc Đạo đức ICF được áp dụng khi một người tuyên bố là Chuyên gia khai vấn ICF, trong bất kỳ sự tương tác nào liên quan đến khai vấn, bất kể Mối quan hệ khai vấn đã được thiết lập hay chưa (xem định nghĩa “Mối quan hệ khai vấn”). Quy tắc này nêu rõ các nghĩa vụ đạo đức của các Chuyên gia ICF, những người đang thực hiện các vai trò khác nhau của họ như người khai vấn, người giám sát khai vấn, cố vấn khai vấn, chuyên gia huấn luyện khai vấn, người học khai vấn đang trong đào tạo, hoặc phục vụ trong vai trò Lãnh đạo ICF, cũng như Nhân sự hỗ trợ (xem định nghĩa).
Mặc dù quy trình Đánh giá hành vi đạo đức (ECR) chỉ áp dụng cho các Chuyên gia ICF, cũng như Cam kết, Nhân viên ICF cũng cam kết thực hiện các thực hành đạo đức và các Giá trị cốt lõi và các Nguyên tắc đạo đức làm cơ sở cho bộ quy tắc đạo đức này của ICF.
Thách thức về đạo đức làm việc đồng nghĩa với việc các thành viên chắc chắn sẽ gặp phải những tình huống đòi hỏi phải ứng phó với các vấn đề bất ngờ, tình huống khó xử và giải quyết vấn đề. Quy tắc đạo đức này nhằm hỗ trợ cho các đối tượng áp dụng bằng cách hướng họ đến nhiều yếu tố đạo đức khác nhau có thể cần được xem xét và giúp xác định các cách thay thế để tiếp cận hành vi đạo đức.
Các Chuyên gia ICF chấp nhận Quy tắc Đạo đức luôn cố gắng tuân thủ bộ quy tắc, ngay cả khi làm như vậy là một quyết định khó khăn hoặc cần rất nhiều can đảm.
- Khách hàng – là cá nhân hay đội nhóm được khai vấn, là người khai vấn được cố vấn hay giám sát, hay người khai vấn hoặc người học khai vấn đang được đào tạo.
- Khai vấn – đồng hành với khách hàng trong một quá trình kích thích tư duy và sáng tạo để khách hàng tối ưu hóa tiềm năng trong công việc và cuộc sống.
- Mối quan hệ khai vấn – một mối quan hệ được thiết lập bởi một Chuyên gia khai vấn ICF và Khách hàng/Nhà tài trợ bằng một thỏa thuận hoặc một hợp đồng định nghĩa rõ trách nhiệm và kỳ vọng dành cho mỗi bên.
- Qui tắc – Qui tắc đạo đức ICF.
- Bảo mật thông tin – bảo vệ bất kỳ thông tin nào có được thông qua quá trình khai vấn, trừ khi được cho phép công bố.
- Mâu thuẫn lợi ích – một tình huống, có thể là về tài chính, cá nhân hoặc những điều khác, mà một Chuyên gia khai vấn ICF có liên quan đến nhiều lợi ích khác nhau, mà nếu một lợi ích được đáp ứng có thể sẽ chống lại hoặc mâu thuẫn với lợi ích khác.
- Bình đẳng – là khi mọi đối tượng liên quan đều được đón nhận, được tiếp cận với những nguồn lực và cơ hội, bất kể họ thuộc chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, giới tính, khuynh hướng tính dục, bản sắc giới tính, tuổi tác, tôn giáo, tình trạng nhập cư, khuyết tật thể chất hoặc tinh thần, và các lĩnh vực khác của con người.
- Chuyên gia khai vấn ICF – những cá nhân là Thành viên của ICF hoặc giữ các Chứng chỉ ICF, trong các vai trò, bao gồm nhưng không giới hạn, như Chuyên gia Khai vấn, Giám sát Khai vấn, Cố vấn Khai vấn, Chuyên gia huấn luyện Khai vấn, và Người học Khai vấn.
- Nhân viên ICF – là những nhân sự hỗ trợ của ICF, được thuê bởi công ty đại diện quản lý, cung cấp các dịch vụ quản lý chuyên nghiệp và hành chính thay mặt cho ICF.
- Chuyên gia Khai vấn nội bộ – một cá nhân được thuê bởi một tổ chức để khai vấn toàn thời gian hoặc bán thời gian cho nhân viên của tổ chức đó.
- Nhà tài trợ – là chủ thể (bao gồm cả bên đại diện) trả tiền cho và/hoặc sắp xếp hoặc quyết định dịch vụ khai vấn sẽ được cung cấp.
- Nhân sự hỗ trợ – những người làm việc cho Chuyên gia khai vấn ICF trong việc hỗ trợ khách hàng.
- Bình đẳng hệ thống – bình đẳng giới, bình đẳng chủng tộc và những hình thái bình đẳng khác mà được quy định trong quy tắc đạo đức, giá trị cốt lõi, chính sách, cấu trúc, và văn hóa của cộng đồng, tổ chức, quốc gia và xã hội.
Bộ quy tắc đạo đức ICF được dựa trên các Giá trị cốt lõi ICF (đường dẫn) và những hành vi tương ứng. Mọi giá trị đều quan trọng tương đương và hỗ trợ lẫn nhau. Đây là những giá trị mà ICF hướng đến và nên được dùng như một cách để hiểu và diễn giải các chuẩn mực. Mọi Chuyên gia khai vấn ICF được kỳ vọng sẽ thể hiện và lan tỏa những Giá trị này trong mọi tương tác của mình.
Những tiêu chuẩn đạo đức dưới đây được áp dụng trong mọi hoạt động của Chuyên gia khai vấn ICF:
Phần 1 – Trách nhiệm với khách hàng
Là một Chuyên gia khai vấn ICF, tôi:
1. Giải thích và đảm bảo rằng trước hoặc trong cuộc gặp đầu tiên, khách hàng và nhà tài trợ hiểu bản chất và giá trị khai vấn có thể đem lại, bản chất và giới hạn của việc giữ kín thông tin, thỏa thuận tài chính, và các điều khoản khác trong hợp đồng khai vấn.
2. Thiết lập một hợp đồng/thỏa thuận khai vấn về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan với Khách hàng và Nhà tài trợ trước khi bắt đầu cung cấp dịch vụ.
3. Duy trì nghiêm ngặt việc bảo mật thông tin với các bên theo thỏa thuận. Tôi ý thức và đồng ý tuân thủ mọi quy định của pháp luật liên quan đến dữ liệu cá nhân và phương thức giao tiếp.
4. Nắm rõ cách trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong toàn bộ mọi tương tác của quá trình khai vấn.
5. Có một hiểu biết rõ ràng với cả Khách hàng và Nhà tài trợ hay các bên liên quan về những điều kiện mà thông tin sẽ không được giữ bảo mật (ví dụ: hoạt động phạm pháp, pháp luật yêu cầu, hầu tòa, tiềm năng gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác…). Tôi tin rằng trong những trường hợp đáp ứng các tình huống trên, tôi sẽ phải thông báo cho chính quyền.
6. Trong vai trò Chuyên gia Khai vấn Nội bộ, sẽ quản trị mâu thuẫn lợi ích hay các mâu thuẫn lợi ích tiềm năng với Khách hàng khai vấn và Nhà tài trợ thông qua thỏa thuận khai vấn và đối thoại thường xuyên và kịp thời. Điều này bao gồm đề cập đến các vai trò trong tổ chức, trách nhiệm, mối quan hệ, hồ sơ, bảo mật thông tin và những yêu cầu báo cáo khác.
7. Duy trì, lưu trữ và hủy bỏ các hồ sơ tài liệu, bao gồm tập tin điện tử và các nội dung giao tiếp khác diễn ra trong quá trình khai vấn theo nguyên tắc giữ kín thông tin, an toàn và bảo mật riêng tư theo luật pháp và thỏa thuận giữa các bên. Hơn nữa, tôi tìm cách sử dụng hợp lý những công nghệ mới được sử dụng trong khai vấn (các công nghệ hỗ trợ cho dịch vụ khai vấn) và ý thức những tiêu chuẩn đạo đức áp dụng.
8. Tỉnh táo nhìn nhận các dấu hiệu cho thấy có thể có sự thay đổi trong giá trị mối quan hệ khai vấn đem lại. Nếu có, tôi sẽ điều chỉnh mối quan hệ khai vấn hoặc khuyến khích Khách hàng/Nhà tài trợ tìm kiếm một người Khai vấn khác hoặc một hình thức hỗ trợ chuyên nghiệp khác hay sử dụng các nguồn lực khác.
9. Tôn trọng quyền dừng mối quan hệ khai vấn của tất cả các bên vào bất kỳ thời điểm nào với bất kỳ lý do nào trong quá trình khai vấn theo các quy định trong thỏa thuận.
10. Ý thức được tiềm năng ảnh hưởng của việc có nhiều hợp đồng và mối quan hệ với cùng một (những) Khách Hàng và (những) Nhà Tài Trợ cùng một lúc để tránh xảy ra mâu thuẫn quyền lợi.
11. Ý thức và chủ động quản lý mọi sự khác biệt về quyền lực hay địa vị giữa tôi và Khách hàng đến từ những vấn đề văn hóa, quan hệ, tâm lý hoặc bối cảnh.
12. Thông báo với Khách hàng về khả năng nhận tiền hoa hồng, và những lợi ích có được từ việc giới thiệu khách hàng đến một bên thứ ba.
13. Đảm bảo sự nhất quán trong chất lượng khai vấn bất kể mức phí hay hình thức chi trả nào đã được thống nhất trong mọi mối quan hệ khai vấn.
Phần II – Trách nhiệm với việc thực hành và chất lượng khai vấn
Là một Chuyên gia khai vấn ICF, tôi:
14. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp ICF trong mọi tương tác. Khi tôi ý thức được một khả năng có thể vi phạm Quy tắc hay nhận thấy những hành vi vi phạm đạo đức ở một Chuyên gia khai vấn ICF khác, tôi sẽ nêu vấn đề với những bên liên quan. Nếu điều này không giải quyết được vấn đề, tôi sẽ báo cáo đến những bên có thẩm quyền (ví dụ, ICF Toàn cầu) để giải quyết.
15. Yêu cầu mọi Nhân sự hỗ trợ tuân thủ theo Quy tắc đạo đức ICF.
16. Cam kết hướng đến sự xuất sắc thông qua việc phát triển bản thân, chuyên môn và đạo đức.
17. Nhận thức được giới hạn hay vấn đề cá nhân có thể gây ảnh hưởng, xung đột hoặc can thiệp chất lượng khai vấn hoặc mối quan hệ khai vấn chuyên nghiệp. Tôi sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ để có những hành động phù hợp và nếu cần thiết sẽ tìm đến những sự hỗ trợ chuyên nghiệp khác. Điều này có thể bao gồm việc hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng khai vấn.
18. Giải quyết mọi mâu thuẫn lợi ích hay mâu thuẫn lợi ích tiềm năng bằng cách cùng làm việc với các bên liên quan, tìm kiếm hình thức hỗ trợ chuyên nghiệp, hoặc tạm thời hoãn hoặc chấm dứt mối quan hệ chuyên nghiệp.
19. Duy trì bảo mật thông tin của Thành viên ICF và dùng thông tin liên lạc của Thành viên ICF (địa chỉ email, điện thoại, vân vân) chỉ khi được cho phép bởi ICF hoặc Thành viên ICF.
Phần III – Trách nhiệm với chuẩn mực nghề nghiệp
Là một Chuyên gia khai vấn ICF, tôi:
20. Nêu chính xác bằng cấp, cấp độ năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm, chương trình đào tạo và chứng chỉ ICF.
21. Nói và viết đúng và chính xác về những gì mà tôi cung cấp trong vai trò Chuyên gia khai vấn ICF, điều mà ICF cung cấp, ngành khai vấn, và giá trị mà khai vấn có thể đem lại.
22. Giao tiếp và tạo nhận thức với những người cần được thông tin về những trách nhiệm đạo đức được thiết lập bởi bộ Quy tắc này.
23. Có trách nhiệm trong việc ý thức và thiết lập ranh giới rõ ràng, phù hợp, nhạy cảm về văn hóa, chi phối các tương tác vật lý hoặc những tương tác khác.
24. Tránh bất kỳ những hoạt động tình dục hay mối quan hệ tình cảm với (những) Khách hàng hay (những) Nhà tài trợ. Tôi ý thức giữ mức độ thân mật phù hợp với mối quan hệ khai vấn. Tôi hành động phù hợp để giải quyết vấn đề hoặc dừng mối quan hệ khai vấn.
Phần IV – Trách nhiệm với xã hội
Là một chuyên gia khai vấn ICF, tôi:
25. Tránh mọi sự phân biệt đối xử bằng cách duy trì công bằng và bình đẳng trong mọi hoạt động, mà vẫn tôn trọng quy tắc và văn hóa địa phương. Điều này bao gồm, nhưng không giới hạn, phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, chủng tộc, biểu hiện giới tính, dân tộc, khuynh hướng tính dục, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, khuyết tật hoặc tình trạng quân sự.
26. Nhìn nhận và trân trọng cống hiến và tài sản trí tuệ của người khác, và chỉ ghi nhận quyền sở hữu với những gì mình tự tạo ra. Tôi hiểu rằng nếu vi phạm điều này, tôi có thể chịu trách nhiệm trước pháp luật.
27. Trung thực và làm việc trong các tiêu chuẩn khoa học đã được chứng nhận, các hướng dẫn thực hành và ranh giới về năng lực của tôi khi thực hiện và báo cáo nghiên cứu.
28. Ý thức về tác động của tôi và khách hàng đến xã hội. Tôi tuân thủ theo triết lý “làm điều tốt,” thay vì “tránh làm điều xấu.”
Là một Chuyên gia Khai vấn ICF, theo tiêu chuẩn của Bộ Quy tắc Đạo đức Nghề nghiệp, tôi công nhận và đồng ý thực hiện đầy đủ trách nhiệm về mặt đạo đức và pháp lý với (những) Khách hàng, (những) Nhà tài trợ, đồng nghiệp và xã hội nói chung.
Nếu tôi vi phạm bất kỳ điều nào trong Bộ Quy tắc Đạo đức Nghề nghiệp ICF, tôi hiểu rằng ICF có toàn quyền yêu cầu tôi chịu trách nhiệm. Tôi cũng hiểu rằng trách nhiệm của tôi đối với ICF trong trường hợp vi phạm sẽ bao gồm việc tuân thủ cả những quyết định, ví dụ như học bổ sung chương trình đào tạo khai vấn hoặc các chương trình đào tạo khác, hoặc mất tư cách thành viên, và/hoặc mất chứng chỉ ICF.